Khám sức khỏe tổng quát là như thế nào ? Chi phí là bao nhiêu ?

Khám sức khỏe tổng quát là việc làm hết sức cần thiết giúp phát hiện ra những căn bệnh tiềm ẩn mà mắt thường không thể nhìn thấy được, để từ đó xây dựng phương án điều trị kịp thời và giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn. Khám sức khỏe tổng quát bao gồm những gì và có giá bao nhiêu sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Vì sao nên đi khám sức khỏe tổng quát?

Theo khuyến cáo của Hiệp Hội Tim mạch ở Mỹ, người có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên cần được kiểm tra huyết áp hàng năm, giúp kiểm soát được nguy cơ tăng huyết áp. Đồng thời, khám sức khỏe tổng quát sẽ giúp cho bạn phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý về tiểu đường, huyết áp, mỡ máu, viêm gan,…

Bên cạnh đó, khám tổng quát sẽ giúp bạn đánh giá và điều chỉnh lối sống thường ngày cho phù hợp để hạn chế rủi ro mắc bệnh trong tương lai. Khám tổng quát định kỳ có ý nghĩa vô cùng quan trọng với mọi lứa tuổi và mọi giới tính. Theo lời khuyên của chuyên gia thì khám sức khỏe nên được thực hiện 6 tháng/ 1 lần hoặc 1 năm/ 1 lần.

Đối với nữ giới

Bị ảnh hưởng bởi lối sống phóng khoáng và hiện đại như: Chế độ dinh dưỡng không khoa học, thức khuya, làm việc quá sức, căng thẳng, stress, không dành thời gian chăm sóc sức khỏe bản thân khiến cho các chị em phụ nữ có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, xương khớp, đột quỵ, ung thư,…

Theo thống kê hiện nay:

  • Cứ khoảng 4 phụ nữ thì sẽ có 1 người tử vong vì mắc bệnh tim mạch.
  • Cứ khoảng 8 phụ nữ sẽ có 1 người mắc bệnh ung thư vú.
  • Cứ khoảng 3 phụ nữ sẽ có khoảng 1 người bị thừa cân, béo phì.
  • Có khoảng 59% phụ nữ trên 65 tuổi mắc các bệnh về xương khớp.
  • Cố khoảng 47% phụ nữ mắc phải các bệnh về đường hô hấp như: Viêm xoang, hen suyễn, viêm phế quản,…
  • Chính vì vậy mà việc đi khám sức khỏe theo định kỳ là thật sự cần thiết giúp kịp thời phát hiện và ngăn chặn được nguy cơ mắc bệnh. Dù bạn ở lứa tuổi nào thì việc chủ động tìm hiểu tiền sử bệnh gia đình giúp xác định được các rủi ro sức khỏe bản thân và kiểm soát được cân nặng ở mức hợp lý cũng như duy trì lối sống lành mạnh.

Đối với nam giới

Đàn ông thường có chung thói quen là lười đi khám bệnh tổng quát hơn so với phụ nữ, kể cả khi sức khỏe của họ đang có vấn đề. Tùy theo độ tuổi, dinh dưỡng, lối sống và tiền sử gia đình mà mỗi người sẽ có nguy cơ mắc bệnh khác nhau.

Do đó, nam giới cần phải kiểm tra sức khỏe định kỳ để làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mà hầu như ai cũng mắc phải như: Tiểu đường, huyết áp cao, đột quỵ, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi,…

Khám sức khỏe tổng quát bao gồm những gì?


Khám sức khỏe tổng quát tức là khám bệnh toàn diện ở mọi bộ phận, cơ quan trên cơ thể nhằm giúp phát hiện và kiểm soát bệnh lý một cách hiệu quả. Thông thường khi đi khám sức khỏe tổng quát, bạn sẽ khám ở những hạng mục như sau:

  1. Khám lâm sàng tổng quát
    Trước tiên, khi khám tổng quát bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện kiểm tra thể lực bao gồm đo chiều cao, vòng bụng, cân nặng, tính chỉ số BMI, kiểm tra mạch, đo huyết áp. Tiếp đến, người khám sức khỏe sẽ được thăm khám và đánh giá lâm sàng các biểu hiện của hệ hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, nội tiết, thận – tiết – niệu, thần kinh và cơ xương khớp,…
Có thể bạn cần →   Các cách chế biến món ngon từ vịt đơn giản tại nhà

Sau khi đánh giá tổng quát lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định tiếp tục khám các bệnh chuyên khoa, bao gồm:

  • Khám mắt: Giúp kiểm tra thị lực và đo thị lực dưới kính hiển vi nhằm đánh giá khả năng nhìn. Đồng thời, khám mắt sẽ giúp phát hiện sớm những nguy cơ mắc bệnh hoặc các tật về mắt để có phương án điều trị kịp thời và tránh được tổn thương thị giác hoặc một số diễn biến xấu có thể xảy ra làm mất thị lực.
  • Khám tai – mũi – họng: Những bộ phận này đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Mặc dù bệnh lý về tai mũi họng không nguy hiểm như nhiều căn bệnh khác nhưng thường kéo dài dăng dẳng và rất dễ tái phát lại. Khám sức khỏe tổng quát sẽ giúp bác sĩ đánh giá được chức năng tai mũi họng và phát hiện được những bất thường để điều trị dứt điểm.
  • Khám răng miệng: Kiểm tra sức khỏe răng miệng sẽ giúp bạn sớm phát hiện ra các bệnh lý về hôi miệng, sâu răng, viêm nha chu,… Đồng thời, người khám sức khỏe sẽ được bác sĩ tư vấn cách chăm sóc răng đúng cách và khoa học.
  • Khám da liễu: Kiểm tra các tình trạng da liễu sẽ giúp phát hiện ra các bệnh lý rối loạn về da như di ứng, viêm da, nhiễm trùng da do vi khuẩn, virus, nấm,…
  • Khám phụ khoa: Giúp kiểm soát các bệnh lý phụ khoa như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, viêm nhiễm bộ phận sinh dục,…
  1. Xét nghiệm
    Theo các bác sĩ chuyên khoa, có một số xét nghiệm cần thiết bắt buộc người khám sức khỏe phải thực hiện đó là:
  • Xét nghiệm công thức máu: Giúp định lượng các thành phần của máu (hồng cầu, bạch cầu,…) cùng một số tính chất của máu thông qua mẫu thử lấy từ mạch máu. Thông qua kết quả xét nghiệm sẽ giúp bạn biết được nguy cơ mắc các bệnh về nhiễm trùng máu hay ung thư máu.
  • Xét nghiệm đường máu: Mục đích là xác định nồng độ đường trong máu nhằm xác định nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Thời gian thực hiện lấy máu là sau ít nhất 8 giờ nhịn đói và có chế độ ăn trước khi làm xét nghiệm bình thường và không được hút thuốc trước khi lấy máu.
  • Xét nghiệm mỡ máu: Giúp đo hàm lượng cholesterone và triglyceride nhằm chẩn đoán lượng cholesterone tăng trong máu. Nếu hàm lượng chất này có trong máu cao hơn 2,5 g/l và triglyceride tăng quá 2 g/l thì cần lưu ý.
  • Xét nghiệm men gan: Thông qua các chỉ số xét nghiệm này cho phép chẩn đoán các bệnh về gan. Trong đó, nồng độ men gan cao cũng có thể xuất hiện ở những bệnh viêm tuyến tụy hoặc nhồi máu cơ tim.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Nhằm mục đích tổng phân tích các thông số nước tiểu để xác định có tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu hoặc có mắc các bệnh lý về thận hay không. Ngoài ra, một số rối loạn chuyển hóa cũng có thể được phát hiện khi xét nghiệm nước tiểu.
  1. Chẩn đoán hình ảnh
    Trong danh mục khám sức khỏe tổng quát bắt buộc sẽ bao gồm chụp X-quang tim phổi. Ngoài ra, tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà bác sĩ có thể chỉ định chụp các vị trí và bộ phận khác trên cơ thể.

Ngoài ra, tùy thuộc vào độ tuổi, yếu tố nguy cơ, người khám sức khỏe lựa chọn mở rộng gói khám các chuyên khoa như ung bướu, nam khoa, phụ khoa, lão khoa,… Các kỹ thuật viên có thể sẽ thực hiện siêu âm ổ bụng, siêu âm vú, siêu âm tuyến giáp, đo loãng xương, điện não đồ, điện tâm đồ, xét nghiệm viêm gan B, chức năng gan, xét nghiệm nội tiết tố,…

Có thể bạn cần →   Bí quyết chơi xóc đĩa tại Ku Casino hiệu quả dành cho người chơi KUBET

Đối với trường hợp nếu có phát hiện ra các dấu hiệu bất thường trong quá trình thăm khám thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định làm thêm các kỹ thuật cao như chụp cộng hưởng từ MRI, chụp CT Scanner,…

Khám sức khỏe theo độ tuổi

Ngoài việc khám lâm sàng và xét nghiệm sàng lọc cũng như khám sức khỏe tổng quát chung thì còn phải khám trọng tâm theo từng độ tuổi như:

Từ 20 – 30 tuổi:

Cần thực hiện khám và làm các xét nghiệm về các bệnh truyền nhiễm như: Viêm gan A, B, C, bệnh lậu, giang mai,…
Kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân và chức năng sinh nở cả nam lẫn nữ.
Từ 30 – 40 tuổi:

Cần thực hiện khám và làm các xét nghiệm về bệnh tiểu đường, mỡ máu, tim mạch, bệnh gút,…
Đối với nam giới cần được kiểm tra chức năng gan, phổi nếu uống rượu bia và hút thuốc lá thường xuyên,…
Đối với nữ giới, cần khám phụ khoa và đo mật độ loãng xương.


Từ 40 – 60 tuổi:

Kiểm soát các bệnh về ung thư cổ tử cung, gan, dạ dày, phổi và ung thư vòm họng.
Cần thực hiện khám và làm các xét nghiệm về tiểu đường, tim mạch, gút, mỡ máu,…


Trên 60 tuổi:

Cần thực hiện khám và làm các xét nghiệm về tiểu đường, tim mạch, gút, mỡ máu, mạch máu ngoại vi, xương khớp, bệnh hô hấp,…
Kiểm soát các bệnh ung thư.
Hiện tại có nhiều gói khám sức khỏe định kỳ khác nhau, bạn cũng có thể lựa chọn gói khám và các danh mục khám phù hợp với nhu cầu, độ tuổi, tình trạng sức khỏe và khả năng tài chính,…

Những lưu ý khi đi khám sức khỏe tổng quát
Trước khi đi khám sức khỏe tổng quát, bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Trước khi khám không được ăn sáng, uống chất có đường hoặc chất gây nghiện như cà phê, trà,… để đảm bảo kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu được chính xác.
  • Đối với siêu âm bụng tổng quát, cần uống nhiều nước và nhịn tiểu cho tới khi siêu âm hoàn tất. Bởi vì nước tiểu trong bàng quang sẽ giúp bác sĩ quan sát được toàn bộ thành bàng quang, tử cung và hai buồng trứng ở nữ cũng như tuyến tiền tiệt và túi tinh ở nam.
  • Đối với nội soi dạ dày, cần phải nhịn ăn để bác sĩ quan sát dạ dày tốt hơn.
  • Không khám phụ khoa nếu đang trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc đang mang thai. Đồng thời, tránh quan hệ tình dục trước 3 – 5 ngày đối với khám phụ khoa
  • Phụ nữ mang thai không chụp X-quang.
  • Đối với siêu âm phụ khoa bằng đau dò, cần tiểu hết cho bàng quang rỗng để bác sĩ dễ dàng quan sát khi thăm khám.
  • Lựa chọn gói khám sức khỏe phù hợp với độ tuổi, giới tính, bệnh sử và nhu cầu của từng cá nhân,…
  • Lựa chọn thời gian khám sức khỏe theo định kỳ: 6 tháng/ lần, 1 năm/ lần, 2 năm/ lần,… Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm/ lần. Đối với người có sức khỏe kém và người cao tuổi thì nên thực hiện 6 tháng/ lần.

Khám sức khỏe tổng quát bao nhiêu tiền?


Hiện nay, chi phí khám sức khỏe tổng quát tại các cơ sở y tế công lập có giá dao động từ khoảng 1.000.000 – 1.200.000 đồng và tại tư nhân có giá từ 2.000.000 đồng – 5.000.000 đồng tùy theo gói dịch vụ khám mà bạn lựa chọn.

Trên đây là những thông tin tổng hợp chi về việc khám sức khỏe tổng quát. Đây là việc làm hết sức quan trọng, vì vậy bạn nên dành thời gian để đến bệnh viện kiểm tra cũng như đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát. Để từ đó giúp bạn thay đổi thói quen sống lành mạnh và khoa học để nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn trong tương lai.

Nguồn: ihs.org.vn

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x